Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Văn 	Tý
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hoàn
Xem chi tiết
hungg quocc
Xem chi tiết
kimcherry
14 tháng 12 2022 lúc 0:04

- Ngô Quyền: ông là 1 người yêu nước nồng nàn và có một bộ não sáng tạo vì thế nên ông đã giành lại độc lập cho tổ quốc 

qua đó em học được sự sáng tạo, dù biết mình không giỏi nhưng chỉ cần sáng tạo thêm một chút có thể thay đổi một phần nào đó

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
8 tháng 1 2019 lúc 4:19

Điểm sáng về giáo dục, đào tạo

   Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1945), nguyên là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là một trong những người đặt nền móng đầu tiên xây dựng trường THDL Đoàn Thị Điểm, một điểm sáng về giáo dục đào tạo của Thủ đô.

   Với tinh thần dám nghe, dám làm, sáng tạo, bà đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đào tạo. Hiện nay trường đã có 2 cơ sở với 108 lớp, 3.176 học sinh và 374 cán bộ, giáo viên và trở thành một trong những trường dân lập lớn nhất của Thủ đô.

   Bà Hồ Hương Nam - Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (sinh năm 1932), nguyên là giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám cũng có cách cống hiến thật đáng trân trọng. Sau khi nghỉ hưu, bà tham gia công tác tại phường Yên Phụ (làm Chi hội trưởng Hội phụ nữ khu dân cư 10 năm, tham gia tình nguyện viên công tác xã hội sau cai nghiện tái cộng đồng xã hội, tham gia Hội người cao tuổi, BCH Hội khuyến học phường, Chi hội trưởng Hội khuyến học khu dân cư).

   Năm 1997, bà đã mở lớp học tình thương ở khu dân cư số 6. Lúc đầu là dạy cho các cháu trên địa bàn phường sau đó là các cháu trên địa bàn quận. Học sinh của bà đều thuộc dạng khuyết tật như trẻ em câm, điếc bẩm sinh, trẻ em tự kỷ, bệnh down…

Bình luận (0)
Lê Minh Anh Thư
Xem chi tiết
Minh Hồng
2 tháng 4 2022 lúc 20:52

Refer

Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là người huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Vào bộ đội năm 1949, đến năm 1953. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông làm tiểu đội trưởng một đơn bị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, ông chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo bị đứt, khẩu pháo lao quá nhanh, ông hô đồng đội "thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo" và ông đã lấy thân mình chèn bánh xe, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực. Tô Vĩnh Diện đại diện cho lớp chiến sĩ hi sinh quên mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Bình luận (1)
Trương Gia Kỳ
2 tháng 5 2023 lúc 21:02

Trong lịch sử nước ta, trận đánh Điện Biên Phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tộc. Trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh của Him Lam, anh ấy đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt giặt. Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ, cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất, kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Bình luận (0)
long ngô
Xem chi tiết
long ngô
20 tháng 12 2020 lúc 12:24

Làm ơn trả lời câu này giúp mình

 

Bình luận (0)
Ctuu
Xem chi tiết
Love Sakura
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng Tùng
17 tháng 3 2016 lúc 13:26
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý tiếng ViệtII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bảng phụ chứa đáp án bài tập 1 - Bảng phụ chứa nội dung bài tập 2 - Tranh ảnh minh họa nhân vật lịch sử ( Phù Đổng Thiên Vương, Triệu Thị Trinh) - Bút xạ 2. Học sinh - Sách giáo khoa - Vở bài tập Tiếng ViệtIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của học sinh 1p 3p 30p 1p 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu thành phần dự giờ - Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS đứng tại chỗ: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng những từ ngữ nào để thay thế?” ? Việc thay thế những từ ngữ như vậy có tác dụng gì? - Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài Các em đã được học cách liên kết câu trong bài bằng thay thế từ ngữ. Tiết luyện tập ngày hôm nay sẽ giúp các em phát hiện được những từ thay thế trong đoạn văn và biết lựa chọn từ ngữ để - Hát - 1 HS trả lời: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước” - Trả lời: “Để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh bị lặp nhiều lần” - Lắng nghe
 
Bình luận (0)
Love Sakura
17 tháng 3 2016 lúc 21:12

nguyễn thắng tùng bị hâm à, hỏi viết văn chứ ai hỏi giáo án đâu

nếugiáoán
thìtôicũngbiếtsẵn
saocũngrấtcảm
ơnbạnlầnsau
đọcđềnha

 

Bình luận (0)
Hoàng Diệu Châu
Xem chi tiết
yuki asuna
24 tháng 1 2018 lúc 22:20
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
Bình luận (0)
Ahwi
24 tháng 1 2018 lúc 22:15

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Bình luận (0)
Ahwi
24 tháng 1 2018 lúc 22:15

rần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn nhỏ Can đã rất thích vào bộ đội để được cầm súng giết giặc cứu nước. Khi lớn lên anh đã ba lần viết đơn xin tình nguyện đi bộ đội, nhưng vì sức khỏe yếu nên đến lần thứ tư, năm 1951, mới được chấp thuận.

Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn ác liệt, anh đều kiên quyết dẫn đầu đơn vị vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã hai lần anh bị thương nhưng vấn tiếp tục chiến đấu, chỉ huy đơn vị kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tấm gương Trần Can đã thiết thực cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.

Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ Tịch giao cho quân đội, lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí.

Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ. Lính Pháp bắn đạn dữ dội và cho quân địch chiếm lại. Ta với Pháp giành giật nhau từng thước đất hết sức quyết liệt. Anh cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch, chúng xông lên trong đợt công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy đơn vị nhảy lên bờ hào đánh ráp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại độ chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm. 

Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh. Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 

Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

Bình luận (0)